Chiến lược phát triển trường

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI

GIAI ĐOẠN 2020 - 2025, TẦM NHÌN 2030

(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/QĐ-ĐHSPTDTTHN-HĐT, ngày 16/10/2020 của Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội)

 

 
   

PHẦN MỞ ĐẦU

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên Giáo dục thể chất trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng giáo viên thể dục cho các trường sư phạm, các trường đại học, cao đẳng và các trường phổ thông trong cả nước; Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; Đào tạo cấp chứng chỉ môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng khu vực Hà Nội; Bồi dưỡng cán bộ giáo viên giáo dục thể chất cho các trường phổ thông.

Trước bối cảnh cảnh thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tạo ra sự thay đổi lớn, vì vậy việc xây dựng “Chiến lược phát triển Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” là hết sức cần thiết và cấp bách, đó là căn cứ, là cơ sở để Nhà trường và các tổ chức có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.

Chương I

CÁC CĂN CỨ VÀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

 

I. Căn cứ xây dựng

Nghị quyết số 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Luật Giáo Luật Giáo dục ngày 14/6/2019.

Luật Giáo dục đại học ngày 18/6/2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19/11/2018.

Luật thể dục, thể thao ngày 29/11/2006.

Nghị định 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2016 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 về phát triển khoa học và công nghệ.

Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường.

Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 896-NQ/ĐH, ngày 20/5/2020 của Đại hội Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Kết luận của Đoàn khảo sát đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội.

II. Thực trạng Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội

1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia. Tiền thân là Trường Trung cấp Thể dục Thể thao thành lập năm 1961. Năm 1970 Trường được giao thêm nhiệm vụ đào tạo giáo viên âm nhạc - hội họa và đổi tên thành Trường Sư phạm Thể dục - Nhạc - Họa Trung ương. Năm 1981 được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Sư phạm Thể dục - Nhạc - Họa Trung ương. Năm 1985 được tách thành: Trường Cao đẳng Sư phạm Thể dục Trung ương số I. Năm 1994 được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội I (nay là Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh) là đơn vị trực thuộc Trường. Tháng 5/2003 được nâng cấp thành Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Tây tại Quyết định số 83/QĐ-TTg, ngày 05/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2008 được đổi tên thành Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội tại Quyết định số 164/QĐ-TTg, ngày 14/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Chức năng, nhiệm vụ của trường

Trường có chức năng, nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên Giáo dục thể chất trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng giáo viên thể dục cho các trường sư phạm, các trường đại học, cao đẳng và các trường phổ thông trong nước và khu vực; Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; Đào tạo cấp chứng chỉ môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng khu vực Hà Nội; Bồi dưỡng cán bộ giáo viên giáo dục thể chất cho các trường phổ thông.

3. Cơ cấu tổ chức quản lý, bộ máy trường

Cơ cấu tổ chức của trường gồm:

- Hội đồng trường.

- Ban Giám hiệu.

- Các hội đồng tư vấn.

- Tổ chức Đảng, Đoàn thể.

+ Đảng bộ Trường.

+ Công đoàn trường.

+ Đoàn thanh niên trường.

- Các đơn vị trực thuộc BGH gồm: 19 đơn vị.

1/ Phòng Tổ chức cán bộ

2/ Phòng Quản lý đào tạo - Khoa học và Hợp tác quốc tế

3/ Phòng Đảm bảo chất lượng - Thanh tra và Pháp chế

4/ Phòng Hành chính - Tổng hợp.

5/ Phòng Quản trị - Thiết bị.

6/ Phòng Kế hoạch tài chính.

7/ Khoa Đào tạo sau đại học.

8/ Khoa Y học TDTT

9/ Khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh

10/ Khoa Lý luận chính trị Khoa Các Bóng Đá- Bóng chuyền- Bóng rổ.

11/ Khoa Cầu lông - Bóng bàn - Quần vợt.

12/ Khoa Điền kinh - Thể dục

13/ Khoa Võ - Bơi - Cờ

14/ Khoa Bóng chuyền – Bóng đá – Bóng rổ

15/ Khoa Lý luận chuyên ngành và NVSP.

16/ Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh.

17/ Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Bồi dưỡng

18/Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học Hupes.

. Đội ngũ cán bộ, giảng viên

Tổng số người làm việc: 247. Trong đó có 138 viên chức, 71 hợp đồng lao động, 15 HĐ68, 23 sỹ quan biệt phái với các trình độ: Giáo sư 1; Phó Giáo sư 2; Tiến sĩ 23; Thạc sĩ 111; Đại học 64; Cao đẳng 3; Trung cấp 8;Trình độ khác 18.

5. Công tác đào tạo

5.1. Tổng số người học đăng ký dự thi, trúng tuyển và nhập học trong 5 năm gần đây hệ chính quy:

Đối tượng, thời gian (năm)

Số thí sinh dự tuyển

(người)

Số
trúng tuyển

(người)

Tỷ lệ cạnh tranh

Số nhập học thực tế

(người)

Điểm tuyển đầu vào (thang điểm 20)

Điểm trung bình của người học được tuyển

Số lượng SV quốc tế nhập học (người)

Học viên cao học

2015-k3

53

42

1,18

41

10,0

11,98

0

2016-k4

80

65

1,23

65

10,75

13,74

0

2017-k5

50

50

1,0

49

12,0

14,99

0

2018-k6

55

55

1,0

54

13,0

16,86

4

2019-k7

58

52

1,03

50

12

14,8

4

Sinh viên đại học

2015

CQ:600

CQ:324

1,09

CQ:319

CQ:20.5

18,5

0

LTCQ:70

LTCQ:69

0,47

LTCQ:69

LTCQ:18.0

17

 

2016

CQ:501

CQ:263

0,86

CQ:263

CQ:20

18,0

0

LTCQ:138

LTCQ:138

1,08

LTCQ:138

LTCQ:18.5

17

 

 2017

CQ:460

CQ:205

0,99

CQ:165

CQ:21.5

19,5

0

LTCQ:89

LTCQ:81

0,96

LTCQ:81

LTCQ:18.5

18,0

 

2018

CQ:475

CQ:256

1,80

CQ:242

CQ:17.5

17,0

3

LTCQ:105

LTCQ:102

1,59

LTCQ:102

LTCQ:17.5

16,0

 

2019

CQ:658

CQ:323

2,49

CQ:279

CQ:16.5

15,8

4

LTCQ:100

LTCQ:86

1,52

LTCQ:82

LTCQ:17.5

17,1

 

Số lượng người học hệ chính quy đang học tập tại CSGD (tính đến ngày 12/6/2020): 795 người.

5.2. Tổng số người học đăng ký dự thi đại học hệ không chính quy trúng tuyển và nhập học trong 5 năm gần đây

Năm

Số thí sinh dự tuyển

(người)

Số
trúng tuyển

(người)

Số nhập học thực tế

(người)

Điểm tuyển đầu vào (thang điểm 30)

Điểm trung bình của người học được tuyển

Số lượng SV quốc tế nhập học (người)

2015

128

126

113

17.5

17.0

0

2017

23

21

21

17.0

17.0

0

2019

130

122

122

17.5

21.6

0

          5.3. Số lượng người học tốt nghiệp trong 5 năm gần đây

                                     Đơn vị: người

TT

Các tiêu chí

Năm tốt nghiệp

2015

2016

2017

2018

2019

2

Học viên tốt nghiệp cao học

28

42

41

59

47

3

Sinh viên tốt nghiệp đại học, Trong đó:

 

 

 

 

 

 

Hệ chính quy

723

460

361

426

317

 

Hệ không chính quy

505

65

173

0

16

          5.4. Tình trạng tốt nghiệp của sinh viên đại học hệ chính quy

Các tiêu chí

Năm tốt nghiệp

2015

2016

2017

2018

2019

1. Số lượng sinh viên tốt nghiệp (người)

CQ:496

CQ:408

CQ:347

CQ:326

CQ:187

LT:227

LT:52

LT:14

LT:100

LT:130

2. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp so với số tuyển vào (%)

CQ:98.3

CQ:98,8

CQ:97,2

CQ:95,4

CQ:93,0

LT:99,0

LT:99,5

LT:99,0

LT:99,0

LT:96,3

5.5. Về công tác đào tạo Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên

Trung tâm GDQP-AN, đơn vị trực thuộc Trường đào tạo được gần 100.000 sinh viên, lưu lượng gần 18.000 sinh viên/năm.

5.6. Về công tác bồi dưỡng

Từ năm 2015 đến nay trung bình mỗi năm mở từ 4-5 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác huấn luyện thể thao; lớp nghiệp vụ công tác đoàn, đội; mở 10 khóa bồi dưỡng giảng dạy bơi lội và cứu đuối; 02 khóa bồi dưỡng cho 32 cán bộ, giảng viên nước bạn Lào; 10 khóa bồi dưỡng trại hè kỹ năng cho học sinh.

6. Về công tác nghiên cứu khoa học

6.1. Số lượng đề tài NCKH và chuyển giao công nghệ của trường được nghiệm thu trong 5 năm: 108 đề tài, trong đó 05 đề tài cấp Bộ; 103 đề tài cấp trường.

6.2. Số lượng cán bộ cơ hữu tham gia thực hiện đề tài khoa học trong 5 năm. Tổng số tham gia là 118, trong đó tham gia đề tài cấp Bộ: 24; Tham gia đề tài cấp trường 94.

6.3. Số lượng sách của trường được xuất bản trong 5 năm: 04 Sách giáo trình (Tỷ lệ sách đã được xuất bản trên cán bộ cơ hữu: 4/1482.7%).

6.4. Số lượng cán bộ cơ hữu tham gia viết sách trong 5 năm: Sách chuyên khảo 01, sách giáo trình 13.

6.5. Số lượng bài báo khoa học của cán bộ cơ hữu được đăng tạp chí trong 5 năm.

- Tạp chí KH quốc tế 05, trong đó 01 bài danh mục Scopus.

- Tạp chí khoa học trong nước: 83 bài.

Tỷ lệ bài đăng tạp chí (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 88/14859.46%.

6.6. Số lượng báo cáo khoa học do cán bộ cơ hữu của trường báo cáo tại các hội nghị, hội thảo, được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình và kỷ yếu 5 năm gần đây: 66 (Tỷ lệ bài báo cáo trên cán bộ cơ hữu: 66/14844.59%).

6.7. Số lượng cán bộ cơ hữu của trường có báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình và kỷ yếu trong 5 năm gần đây:

- Hội thảo quốc tế: 11.

- Hội thảo trong nước 08.

- Hội thảo của trường 24.

6.8. Số lượng sinh viên của nhà trường tham gia thực hiện đề tài khoa học trong 5 năm gần đây:

- Đề tài cấp Bộ 01, Đề tài cấp trường 91.

- Số giải thưởng nghiên cứu khoa học, sáng tạo (cấp toàn quốc) 17.

- Số giải thưởng nghiên cứu khoa học, sáng tạo (cấp Trường) 25.

- Số bài báo được đăng, công trình được công bố: 56.

7. Về công tác hợp tác quốc tế

Bên cạnh thường xuyên giữ mối quan hệ hợp tác quốc tế trong việc đào tạo CB, GV trình độ tiến sỹ, thạc sỹ chuyên ngành TDTT, giai đoạn 2015-2020, Nhà trường tăng cường ký kết hợp tác thỏa thuận gồm:

- Năm 2015: Số lượng đoàn ra 06; Số lượng đoàn vào 01.

- Năm 2016: Số lượng đoàn ra 05; Số lượng đoàn vào 04.

- Năm 2017: Số lượng đoàn ra 06; Số lượng đoàn vào 01.

- Năm 2018:  Số lượng đoàn ra 06; Số lượng đoàn vào 05.

- Năm 2019:  Số lượng đoàn ra 03; Số lượng đoàn vào 03.

Đặc biệt đã tiếp nhận 18 lưu học sinh viên Lào sang học ở trình độ cao học và  đại học; tổ chức bồi dưỡng 32 cán bộ giáo viên TDTT nước Lào.

III. Phân tích thực trạng (SWOT)

1. Điểm mạnh

- Có bề dày truyền thống được khẳng định được năng lực đào tạo, uy tín đối với nhân dân, người học và các đơn vị sử dụng lao động. Bên cạnh đó, được sự quan tâm đặc biệt của bộ ngành, tỉnh thành đối với sự phát triển.

- Đã có gần 60 năm kinh nghiệm đào tạo nhân lực về giáo viên giáo dục thể  chất, TDTT, giáo dục quốc phòng an ninh. Tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau một năm tốt nghiệp cao. Nhiều cựu SV và HV đã và đang giữ các vị trí quản lý trong hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước.

- Nhà trường phát triển, đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều tiềm năng và lợi thế trong việc phát triển kinh tế bền vững và toàn diện. Những thuận lợi về giao thông đường bộ, đặc biệt là lợi thế đang sở hữu trên 14ha diện tích đất.

- Trường có đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn, nhiều người là trọng tài quốc gia và khu vực, nhiều người có bề dày kinh nghiệm giảng dạy, huấn luyện thể thao, về thể dục đồng diễn, đạo diễn khai bế mạc đại hội TDTT.

- Chương trình đào tạo được thường xuyên điều chỉnh/cập nhật và xây dựng mới theo phương pháp tiếp cận hiện đại, chú trọng đến đạt chuẩn đầu ra. Tổ chức đào tạo theo tín chỉ nên khá linh hoạt cho người học lựa chọn, đặc biệt là các chương trình đào tạo liên thông.

- Trường có quan hệ hợp tác rộng rãi với các đối tác có uy tín cả trong và ngoài nước.

- Đã nghiên cứu thành công và chuyển giao một số sản phẩm KHCN, đặc biệt trong lĩnh vực GDTC; công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín xếp hạng ISI và tạp chí có uy tín trong nước.

- Có năng lực và kinh nghiệm tổ chức các hội thảo khoa học cấp quốc gia. Có khả năng tổ chức các sự kiện lớn về TDTT. 

2. Điểm yếu

- Trường quy mô đào tạo nhỏ, đơn ngành đào tạo về giáo dục thể chất.

- Cơ cấu tổ chức quản lý chưa phù hợp với mô hình quản trị đại học hiện đại; phương pháp quản lý đào tạo vẫn chưa theo kịp đổi mới.

- Số lượng cán bộ có học hàm, học vị cao còn thiếu so với yêu cầu phát triển; Viên chức quản lí đều trưởng thành từ công tác chuyên môn, ít được đào tạo về thực tiễn quản trị đại học. Hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy hiện tuy được đầu tư nhưng còn thiếu.

- Chương trình đào tạo chưa thực sự tiếp cận với những tiến bộ khoa học - công nghệ và hội nhập, thiếu trang bị kỹ năng mềm, chưa phát huy năng lực tự học và tính sáng tạo của người học. Chưa có chương trình đạt chuẩn khu vực và chưa có nhiều chương trình có tính cạnh tranh cao.

- Năng lực hội nhập quốc tế của Nhà trường trong đào tạo và KHCN chưa đáp ứng yêu cầu. Chưa có nhiều kinh nghiệm và năng lực đủ mạnh để tham gia đấu thầu các nhiệm vụ KHCN trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế. Có ít đề tài nghiên cứu được ứng dụng trong thực tế.

- Hoạt động quảng bá nhà trường chưa phát huy hiệu quả, chưa thật sự khẳng định được vị thế của nhà trường trong hệ thống các trường đại học cũng như trong tỉnh, chỉ tiêu tuyển sinh thấp và chưa có phương án tuyển sinh thật sự hiệu quả.

Trước những thách thức đó, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội với vai trò, vị thế là cơ sở đào tạo đầu tiên của cả nước, phải đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo sinh viên của trường đáp ứng tốt với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt tỷ lệ cao, xây dựng trường ngày càng phát triển vững mạnh, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, sự nghiệp giáo dục thể chất nói riêng và TDTT phát triển xứng với quy mô, tầm vóc của đất nước.

3. Cơ hội

- Đảng Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích. Đặc biệt, sự ra đời của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19/11/2018; Nghị định 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã tạo sự thống nhất có tính hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực giáo dục đại học phát triển

- Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt khi tham gia cộng đồng ASEAN thì thị trường lao động cạnh tranh quyết liệt hơn, đòi hỏi người lao động phải có chuyên môn, kỹ năng nghề nhất định mới hy vọng có được việc làm và thu nhập ổn định. Nhận thức của xã hội về học nghề đã có nhiều chuyển biến tích cực qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của giáo dục.

- Sự quan tâm, của Bộ GDĐT và các cơ quan hữu quan ở địa phương đối với nhà trường. 

- Kinh tế - xã hội của đất nước đang trên đà tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về TDTT.

- Nhu cầu của xã hội về hoạt động TDTT, các sản phẩm nghiên cứu ứng dụng, về nguồn nhân lực có trình độ cao, kỹ năng giỏi trong hoạt động TDTT ngày càng tăng và đa dạng. 

- Nhu cầu của người học muốn được đào tạo theo các chương trình chất lượng cao trong nước, ra trường có thể làm việc và đáp ứng ngay nhu cầu của xã hội ngày càng tăng.

- Mối liên kết giữa trường đại học với địa phương và doanh nghiệp có xu hướng tăng.

4. Thách thức

- Xu hướng phát triển giáo dục đại học đặt ra yêu cầu mỗi nhà trường cần đáp ứng đòi hỏi của nền “Kinh tế tri thức”. Nhu cầu lao động chất lượng cao ngày càng lớn, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cho Nhà trường trong thời gian tới phải đổi mới chương trình, phương thức tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Thị trường lao động biến động và phát triển. Đào tạo chưa gắn với nhu cầu và đáp ứng được yêu cầu của xã hội dẫn tới tỷ lệ sinh viên ra trường không có việc làm cao đòi hỏi trách nhiệm xã hội và năng lực nghiên cứu phát triển của trường đại học ngày càng cao.

- Cạnh tranh giữa các trường đại học ngày càng gia tăng đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các trường đại học mới thành lập với các trường có “bề dày” và “thương hiệu”. Do một thời gian dài, việc nâng cấp và mở mới các trường đại học dẫn đến hệ thống các trường sư phạm phân bố dàn trải, nguồn lực bị phân tán; Một số trường sư phạm có các khoa đào tạo thực hiện nhiệm vụ trùng với nhiệm vụ chủ chốt của trường gây nên sự chồng chéo, ảnh hưởng trực tiếp việc thu hút sinh viên. Bên cạnh đó thách thức về nguy cơ không thu hút được giảng viên giỏi, bởi dưới tác động của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao đang chảy mạnh từ các nước đang phát triển sang các nước công nghiệp phát triển. Ở trong nước, xu hướng đó đang xảy ra theo hướng từ các trường đại học đóng trên địa bàn khó khăn sang các trường đại học ở các thành phố lớn, sang các doanh nghiệp, đặc biệt đối với đội ngũ giảng viên trong các lĩnh vực công nghệ cao và ngành kinh tế mũi nhọn. … Xu thế học nghề tăng lên, học đại học giảm đi. Nhiều doanh nghiệp lớn thu hút người lao động không cần qua đào tạo.

-  Mâu thuẫn giữa nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo trong khi chi phí dành cho đào tạo thấp. Mâu thuẫn giữa mong muốn mở rộng, phát triển, lớn mạnh, nâng tầm của Nhà trường với điều kiện cho phép, đáp ứng nhu cầu học đại học của xã hội, khả năng về nhân lực, vật lực của Nhà trường, của địa phương.

- Đứng trước cánh cửa hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu đổi mới về mọi mặt để tồn tại và phát triển, đặc biệt là Trường phải thực hiện đổi mới hoạt động theo cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập theo định hướng của Đảng và Nhà nước trong điều kiện chưa có cơ chế, chính sách, hướng dẫn cụ thể thực hiện quyền tự chủ.

- Áp lực từ việc mở mới mã ngành đáp ứng nhu cầu xã hội, kinh phí đầu tư trang thiết bị cho giảng dạy rất lớn, yêu cầu tự chủ trong hoạt động, ngân sách nhà nước cấp ngày càng hạn hẹp, việc hợp tác với doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ chế chính sách ràng buộc,... là những thách thức không nhỏ cho Nhà trường trong quá trình phát triển.

    

Chương II

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

 

     I. Sứ mạnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục

1. Sứ mạng

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giáo dục thể chất, thể dục thể thao; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về giáo dục thể chất, thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập.

2. Tầm nhìn

Đến năm 2030 sẽ trở thành trường đa ngành, có uy tín về đào tạo giáo dục thể chất, thể dục thể thao; giáo dục quốc phòng và an ninh; chăm sóc sức khỏe, đào tạo tài năng thể thao; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng.

3. Giá trị cốt lõi

Chất lượng - Mô phạm - Sáng tạo - Phát triển.

4. Triết lý giáo dục

Cùng nhau kiến tạo cơ hội.

II. Quan điểm và định hướng phát triển

1. Quan điểm

- Xây dựng, phát triển Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội hướng tới mục tiêu vì sự nghiệp phát triển giáo dục thể chất, TDTT.

- Phát triển nhanh, mạnh, vững chắc để trở thành cơ sở giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu thị trường lao động.

- Kết hợp đào tạo với cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực Giáo dục thể chất, thể dục thể thao,... đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ công tác giáo dục thể chất và thể dục thể thao.

- Phát huy tiềm năng, lợi thế, tận dụng các cơ hội của thời đại hội nhập quốc tế, mở rộng hợp tác với các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước, quốc tế.

2. Định hướng phát triển

2.1. Mục tiêu chung

Xây dựng trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội vững mạnh toàn diện, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà trường, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo; thực hiện tốt việc đổi mới mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy - học; tăng cường cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; trở thành cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ có uy tín về giáo dục thể chất, TDTT; đến năm 2030 trở thành trường đa ngành, có uy tín về đào tạo giáo dục thể chất, thể dục thể thao; giáo dục quốc phòng và an ninh; chăm sóc sức khỏe, đào tạo tài năng thể thao; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng..

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Về đào tạo

- Phát triển ngành nghề đào tạo phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển từ đào tạo theo năng lực của trường sang đào tạo theo nhu cầu xã hội. Cụ thể:

+ Mở mã ngành đào tạo tiến sĩ ngành Giáo dục học.

+ Mở mã ngành giáo dục quốc phòng và an ninh.

+ Mở mã ngành khác theo nhu cầu xã hội.

+ Mở trường phổ thông năng khiếu.

+ Đào tạo chuyên sâu Y học thể thao trình độ đại học.

- Phát triển quy mô đào tạo, phương thức tổ chức đào tạo:

+ Đào tạo từ 2.000 đến 2.500 học viên, sinh viên.

+ Đào tạo giáo dục quốc phòng-an ninh 90.000 học sinh, sinh viên cho các trường đại học, học viện, cao đẳng khu vực Hà Nội.

+ 100% môn học lý thuyết có thể đào tạo trực tuyến.

+ Đảm bảo đạt tỷ lệ 95% SV tốt nghiệp.

+ Đảm bảo tỷ lệ 80%-90% SV có việc làm sau tốt nghiệp 1 năm

+ Đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu cho các đơn vị, doanh nghiệp...

2.2.2. Về khoa học công nghệ

- Triển khai 50 đến 60 đề tài cấp cơ sở.

- Triển khai 08 đến 10 đề tài cấp Bộ.

- Có 15 đến 20 bài báo khoa học quốc tế.

- 100 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí.

- 06 đến 10 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên đoạt giải toàn quốc khối các trường TDTT.

- Tổ chức 01 hội nghị khoa học quốc tế.

- Triển khai đảm bảo từ 80 đến 95% giáo trình.

- Mỗi năm công bố 1 đến 2 cuốn sách chuyên khảo.

- Thành lập Tạp chí GDTC&TTTH.

- Sản phẩm khoa học đăng ký sở hữu trí tuệ và các nghiên cứu có giá trị

2.2.3. Về hợp tác quốc tế

- Đào tạo lưu học sinh: 15 đến 20.

- Bồi dưỡng: 30 đến 40 học viên.

- Tổ chức từ 2 đến 3 đoàn giao lưu và thi đấu TDTT ngoài nước.

- Cử 2 đến 3 người đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngoài nước.

- Cử 3 đến 5 đoàn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Ký kết từ 5  đến 8 đối tác về đào tạo, bồi dưỡng, liên kết đào tạo.

2.2.4. Về đảm bảo chất lượng

- 02 chương trình đào tạo được đánh giá đạt chuẩn kiểm định theo tiêu chuẩn quốc gia.

- Hoàn thiện các quy trình kế hoạch cải tiến sau đánh giá ngoài.

- Cử đi học tập, bồi dưỡng cấp chứng chỉ kiểm định viên từ 3 đến 5 người.

2.2.5. Về phát triển đội ngũ

- Tỷ lệ giảng viên/sinh viên đạt 1/10 đến 15.

- Giảng viên có học vị tiến sĩ chiếm tỷ lệ 25%.

- 100% giảng viên đạt chuẩn chức danh.

-  90% viên chức quản lý đạt chuẩn theo vị trí.

- Cử đi đào tạo trình độ tiến sĩ: Từ 10 đến 15 người; Cử đi đào tạo trình độ thạc sĩ 05 đến 10  người; Cử đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị: 03 đến 05 người; Cử đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: từ 300 đến 350 lượt.

- Hoàn thiện đề án cơ cấu vị trí việc làm.

2.2.6. Về nguồn lực tài chính

- Thực hiện lộ trình tự chủ của nhà trường theo quy định của Nhà nước đến năm 2025 tự chủ tài chính 40%.

- Đảm bảo nguồn thu ngoài ngân sách từ 5,0 đến 7,0 tỷ/5 năm.

2.2.7. Về cơ sở vật chất

Tiếp tục đầu tư xây dựng các hạng mục công trình đáp ứng yêu cầu đào tạo theo quy mô phát triển của nhà trường đạt chuẩn. Cụ thể:

- Có đầy đủ phòng học, sân bãi dụng cụ theo quy mô đào tạo.

- Cải tạo, nâng cấp đường đi nội bộ (trục chính giai đoạn 2).

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước.

- Sửa chữa, nâng cấp ký túc xá sinh viên.

- Cải tạo cảnh quan, môi trường.

- Xây mới nhà tập; sửa chữa, trang bị nâng cấp sân tập, đầu tư cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ học tập.

- Quy hoạch khu tập thể (khu B) cán bộ viên chức.

2.2.8. Về kết nối và phục vụ cộng đồng

- Ủng hộ, giúp đỡ các đối tượng đồng bào vùng sâu, vùng khó khăn: từ 500 đến 800 triệu đồng.

- Chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực TDTT từ 2 đến 3 sản phẩm cho cộng đồng.

- Bảo tồn, phát huy giá trị cộng đồng thông qua các hoạt động đào tạo phù hợp loại hình đào tạo của trường; Mở từ 4 đến 6 lớp đào tạo miễn phí cho trẻ em, các đối tượng chính sách.

- Đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện và các hoạt động công cộng.

- Tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong cộng đồng.

- Tổ chức các loại hình hoạt động nhằm bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống, giá trị văn hóa địa phương.

 

Chương III

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tự chủ của Nhà trường

- Xây dựng và phát huy vai trò của Đảng bộ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của Nhà trường. Đảng ủy Nhà trường thực sự đi đầu, đổi mới, gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước toàn thể cán bộ, giảng viên, viên chức, sĩ quan, người lao động về việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các mục tiêu chiến lược.

- Quán triệt và thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết về đổi mới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Thay đổi nhận thức, tư duy, tạo sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giảng viên, viên chức, sĩ quan, người lao động hiểu rõ sứ mạng, tầm nhìn, thuận lợi khó khăn, cơ hội, thách thức và mục tiêu của trường trong giai đoạn mới để cùng nhau chung sức phát triển Nhà trường.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình từ khâu lựa chọn sinh viên/học viên và trong quá trình giảng dạy để đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Tăng tính tự chủ cho các đơn vị phòng, khoa, trung tâm trực thuộc, phát huy sự năng động, sáng tạo của các đơn vị, các tổ chức đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Rà soát, xây dựng lại toàn bộ nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn, đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia, khu vực, quốc tế theo từng ngành nghề và cấp độ đầu tư. Cập nhật, chuyển giao các chương trình đào tạo chất lượng cao của các nước phát triển để thực hiện trong Nhà trường. Xây dựng và thực hiện lộ trình kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

- Biên soạn lại và biên soạn mới giáo trình cho tất cả các môn học, mô đun phù hợp với đào tạo nghề nghiệp. 

3. Phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy của nhà trường tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phân cấp và tăng quyền tự chủ cho các đơn vị trực thuộc.

- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm.

- Rà soát đánh giá đúng thực trạng đội ngũ. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Từng bước tổ chức đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho giảng viên. Có kế hoạch đào tạo tài năng trẻ TDTT.

- Thực hiện chính sách tinh giản biên chế đi đôi với thu hút, tuyển chọn cán bộ quản lý và giảng viên có trình độ chuyên môn, có năng lực và nghiệp vụ sư phạm. Ưu tiên tuyển chọn giảng viên có trình độ cao công tác tại trường.

- Thực hiện tốt công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, thi đua khen thưởng.

- Bảo đảm thu nhập, chế độ đãi ngộ và các tiện nghi làm việc để cán bộ, giảng viên toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp phát triển của trường. Từng bước nâng cao thu nhập của CBGV.

- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Bồi dưỡng nâng cao trình độ một cách căn bản và hệ thống cho giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Xây dựng cơ chế khuyến khích và bắt buộc CBGV, SV ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, học tập, nghiên cứu.

- Có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về trường công tác

4. Đầu tư nguồn lục về tài chính và cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Sử dụng và phát huy có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có để phục vụ cho giảng dạy và học tập.

- Lập các dự án, đề án xây dựng cơ sở vật chất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phục vụ cho công tác đào tạo đảm bảo theo quy định của Bộ.

- Đầu tư mua sắm thiết bị, dụng cụ dạy học.

- Mở rộng quan hệ với doanh nghiệp nhằm khai thác chung tài nguyên (cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ,...).

- Xây dựng thư viện và nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin mạnh và tiên tiến,... tạo điều kiện cho công tác quản lý, đào tạo.

- Nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu dịch vụ của các ngành kinh tế, xã hội, nhu cầu của người dân và doanh nghiệp gắn với các lĩnh vực đào tạo của trường để triển khai thực hiện dịch vụ.

- Tiếp tục duy trì các trung tâm để thực hiện dịch vụ .

- Xây dựng kế hoạch, lộ trình để lựa chọn khoán thí điểm thu, chi cho một số khoa.

- Chủ động đa dạng hóa nguồn thu từ đào tạo, dịch vụ khoa học, sản phẩm khoa học, hợp tác quốc tế, hỗ trợ có mục tiêu của doanh nghiệp. Chủ động tìm nguồn kinh phí ngoài nhà nước, nguồn đầu tư của nước ngoài và của các tổ chức quốc tế.

- Đổi mới cơ chế, cơ cấu và phương thức phân phối tiền lương theo hướng đảm bảo công bằng và khuyến khích cán bộ, viên chức đóng góp cho sự phát triển nhà trường.

- Từng bước thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực tài chính, đảm bảo tài chính mạnh và chủ động.

- Tăng nguồn thu từ ngân sách nhà nước và nguồn thu sự nghiệp thông qua việc thực hiện các chương trình dự án, xây dựng lộ thu học phí phù hợp.

- Lộ trình thực hiện tự chủ của Nhà trường.

5. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh về hình ảnh, chất lượng đào tạo của nhà trường

- Quảng bá, tư vấn, giới thiệu về trường.

- Hàng năm, nhà trường xây dựng và trình phê duyệt đề án phát triển về cơ sở vật chất, chương trình và giáo trình, trang thiết bị, phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên đáp ứng nhu cầu phát triển nhà trường về qui mô và chất lượng, tuyển sinh đào tạo.

- Kết hợp với các trường phổ thông tổ chức đón các học sinh phổ thông đến trải nghiệm, tham quan cơ sở vật chất, thiết bị và giới thiệu các ngành nghề đào tạo của trường. Thực hiện video, ấn phẩm quảng cáo, hình ảnh, các pano tuyển sinh,... và giới thiệu về trường, các ngành nghề đào tạo của trường. Đồng thời tổ chức và tham gia ngày hội tuyển sinh, ngày hội việc làm của trường để thông tin, giới thiệu về trường nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả trong công tác tuyển sinh.

- Liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp để sinh viên có điều kiện thực tập tại các doanh nghiệp cũng như nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trên Website của trường cần cập nhật thường xuyên thông tin tuyển dụng các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho sinh viên đảm bảo có việc làm ngay sau khi đào tạo. Từ đó khuyến khích, động viên tinh thần học tập, tạo điều kiện để sinh viên có thể yêu và gắn bó với nghề ngay từ khi đang học trên ghế nhà trường.

KẾT LUẬN

Là một trường đại học đã có 60 năm kinh nghiệm đào tạo, tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ nhu cầu xây dựng và phát triển của đất nước. Sau 20 năm nâng cấp thành đại học, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội đã nỗ lực vượt lên trên mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và đã có những thay đổi căn bản, đang từng bước vươn lên đáp ứng nhu cầu đào tạo phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù trước mắt còn rất nhiều khó khăn thử thách, nhưng xu hướng xây dựng và phát triển Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng của một trường đại học ứng dụng, thực hành đã và đang được khẳng định một cách vững chắc, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dần trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học lớn của đất nước và khu vực.

Để tạo điều kiện cho Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tiếp theo, ngang tầm với các trường đại học trong khu vực và cả nước và sớm hoạt động tự chủ. Chiến lược đã đề ra những mục tiêu cụ thể cùng với những giải pháp tổ chức thực hiện mang tính khả thi bởi các lý do sau đây:

(1) Mục tiêu của chiến lược rõ ràng, các chỉ tiêu đặt ra trên cơ sở thực trạng của nhà trường, của ngành, đồng thời căn cứ vào xu hướng phát triển của xã hội, của các trường đại học và nhu cầu của người học. Chiến lược cũng đã xác định đến các hoạt động khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, dịch vụ chuyển giao và sản xuất trong từng giai đoạn và khả năng đáp ứng của đội ngũ cán bộ giảng viên trong thời gian tới.

 (2) Nguồn tài chính của nhà trường hoàn toàn khả thi thông qua các hoạt động tăng cường công tác tuyển sinh, đào tạo, đặc biệt là hoạt động đào tạo lại, bồi dưỡng cấp chứng chỉ sẽ có nhu cầu cao trong giai đoạn tới khi Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể bắt đầu thực hiện (từ 2019) và việc xếp hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thường xuyên. Hoạt động khối ngành TDTT cũng ngày được chú trọng. Các hoạt động trên sẽ đem lại nguồn thu lớn cho Nhà trường nên lộ trình thực hiện tự chủ của trường là hoàn toàn khả thi.

(3) Trường đã và đang nhận được sự ủng hộ cao từ Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cấp các ngành cũng như của xã hội. Tập thể CB, GV, NV Trường đoàn kết nhất trí, cùng nhau quyết tâm vượt qua khó khăn hiện tại và phấn đâu thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra. Những yếu tố này là một cơ sở tốt để tin tưởng tính khả thi của chiến lược phát triển trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội giai đoạn 2020-2025, góp phần thúc đẩy sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước./. 

                                                                       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

 CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN KPIs

(Kèm theo Đề án chiến lược phát triển Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030

 

Mục tiêu chiến lược

Giải pháp chiến lược

KPIs, chỉ tiêu

Công tác đào tạo

Phát triển ngành nghề đào tạo phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển từ đào tạo theo năng lực của trường sang đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Đổi mới công tác giảng dạy và quản lý Chất lượng kiến thức, chuyên môn, kĩ năng và phẩm chất đạo đức của người học khi tốt nghiệp từng bước tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế

+ Đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Giáo dục học

+ Mở mã ngành GDQPAN

+ Mở mã ngành khác theo nhu cầu xã hội.

+ Mở trường phổ thông năng khiếu.

+ Đào tạo chuyên sâu Y sinh  học thể thao.

+ Đào tạo từ 2.000-2.500 học viên, sinh viên;

+ Đào tạo giáo dục quốc phòng-an ninh 90.000 học sinh, sinh viên các trường đại học, học viện, cao đẳng khu vực Hà Nội.

 

Công tác nghiên cứu khoa học

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học đảm bảo các công trình, sản phẩm nghiên cứu khoa học – công nghệ có khả năng ứng dụng và triển khai, có tính hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội, làm nền tảng cho công tác đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo.

- Triển khai 50 - 60 đề tài cấp cơ sở

- Triển khai 08 - 10 đề tài cấp Bộ;

- Có 15 - 20 bài báo khoa học quốc tế;

- 100 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí;

- Trên 6 - 10 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên đoạt giải toàn quốc khối các trường TDTT.

- 05 công trình được công nhận sở hữu trí tuệ

- Tổ chức 01 hội nghị khoa học quốc tế

- Triển khai đảm bảo từ 80-95% giáo trình

Công tác phát triển đội ngũ

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và quản lý. Đội ngũ cán bộ giảng viên có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

 

- Tỷ lệ giảng viên/sinh viên đạt 1/10-15.

- Giảng viên có học vị tiến sĩ chiếm tỷ lệ 25%,

- 100% giảng viên, chuyên viên đạt chuẩn chức danh.

-  90% viên chức quản lý đạt chuẩn theo vị trí.

 

Công tác hợp tác quốc tế và đối ngoại

Tăng cường hợp tác quốc tế, trọng tâm là Trung quốc và các nước Asean.

- Đào tạo lưu học sinh: 10-15.

- Bồi dưỡng: 15-30 HV

- Tổ chức từ 2-3 đoàn giao lưu và thi đấu TDTT ngoài nước.

- Ký kết từ 5- 8 đối tác về đào tạo, bồi dưỡng, liên kết đào tạo.

- Tham gia 01-03 hội thảo khoa học quốc tế.

Công tác đảm bảo chất lượng đào tạo

Nâng cao công tác đảm bảo chất lượng

- 02 chương trình đào tạo được đánh giá đạt chuẩn kiểm định theo tiêu chuẩn quốc gia.

- Hoàn thiện các quy trình kế hoạch cải tiến sau đánh giá ngoài.

Công tác đầu tư cơ sở vật chất

Từng bước đầu tư cơ sở vật chất. Hệ thống cơ sở vật chất, sân bãi TDTT đồng bộ và hiện đại, đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ

- Có đầy phòng học, sân bãi dụng cụ theo quy mô đào tạo.

- Cải tạo, nâng cấp đường đi nội bộ (trục chính giai đoạn 2).

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước;

- Sửa chữa, nâng cấp ký túc xá sinh viên.

- Cải tạo cảnh quan, môi trường;

- Xây mới, nhà tập; sửa chữa, trang bị nâng cấp sân tập, đầu tư cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ học tập.

Công tác nguồn lực tài chính

Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Đa dạng hóa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính

- Thực hiện  lộ trình tự chủ của nhà trường theo quy định của Nhà nước đến năm 2025 tự chủ tài chính 40%.

- Đảm bảo nguồn thu ngoài ngân sách 65 tỷ/5 năm.

Công tác phục vụ cộng đồng

Xây dựng cơ chế quản lý có đoen vị phụ trách; Đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện và các hoạt động công cộng.

 

- Ủng hộ, giúp đỡ các đối tượng đồng bào vùng sâu, vùng khó khăn: từ 200- 250 triệu đồng.

- Chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực TDTT từ 2-3 sản phẩm cho cộng đồng.

- Bảo tồn, phát huy giá trị cộng đồng thông qua các hoạt động đào tạo phù hợp loại hình đào tạo của trường; Mở từ 4-6 lớp đào tạo miễn phí cho trẻ em, các đối tượng chính sách.

- Tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong cộng đồng.

- Tổ chức các loại hình hoạt động nhằm bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống, giá trị văn hóa địa phương.